Với chính sách giáo dục hấp dẫn cùng với thị trường lao động tiềm năng nên Nhật Bản đang trở thành điểm đến định cư của rất nhiều công dân Việt. Tuy nhiên, muốn định cư ở Nhật lâu dài không phải là điều dễ dàng vì chính phủ Nhật luôn khắt khe và kỹ lưỡng trong các chính sách nhập cư. Vậy có bao nhiêu con đường định cư Nhật? Đâu là con đường phù hợp nhất với bạn? Tất cả sẽ được JapanViec giải đáp trong bài viết này.
Định cư Nhật có 2 con đường là visa vĩnh trú và nhập tịch. Xét về quyền lợi thì cả 2 diện này đều được hưởng quyền lợi như nhau. Điểm khác nhau là quốc tịch và một vài điều kiện định cư.
1. Định cư diện vĩnh trú
Visa vĩnh trú là loại visa dành cho người lao động nước ngoài được chính phủ Nhật cấp để họ có quyền lưu trú, sinh sống ở Nhật. Khác với những loại visa thông thường, có được visa vĩnh trú trong tay, bạn được phép sinh sống tại Nhật trọn đời mà không bị giới hạn các điều kiện về lao động. Càng không phải xin gia hạn visa định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường nữa.
Có được visa vĩnh trú, bạn được phép ra vào Nhật 1 cách tự do, được hưởng quyền lợi từ chính phủ Nhật như 1 công dân Nhật Bản bình thường. Với diện visa vĩnh trú, bạn được phép giữ lại quốc tịch và không được tham gia bầu cử tại Nhật.
2. Định cư diện nhập quốc tịch
Nhật Bản là quốc gia chỉ chấp nhận công dân có một quốc tịch duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn nhập tịch Nhật Bản, bạn cần phải bỏ quốc tịch Việt Nam. Cách định cư ở Nhật này thường được những người có ý định gắn bó với Nhật cả đời lựa chọn.
Khi nhập quốc tịch Nhật, bạn sẽ là công dân Nhật, được đổi tên Nhật và mang hộ chiếu Nhật. Khi đến bất kỳ quốc gia nào kể cả Việt Nam, bạn cần làm thủ tục visa với tư cách là người Nhật.
3. Hồ sơ xin diện định cư
Dù chọn cách định cư Nhật Bản theo diện nào thì hồ sơ là 1 yếu tố không thể thiếu. Tùy theo từng diện định cư mà hồ sơ chuẩn bị sẽ có sự khác nhau.
Hồ sơ xin vĩnh trú
Hồ sơ xin nhập quốc tịch
- Đơn xin cấp vĩnh trú
- Thư bảo lãnh
- Ảnh thẻ 3×4 chụp không quá 6 tháng
- Tài liệu chứng minh thu nhập và đóng thuế năm gần nhất
- Tài liệu chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cho bạn.
- Passport hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú
- Đơn xin nhập quốc tịch
- Tờ động cơ nhập quốc tịch, tờ tuyên thệ
- Bản lý lịch
- Giấy tờ giải thích khái quát cách kiếm sống
- Giấy tờ giải thích khái quát gia đình thân tộc.
- Tờ chứng nhận nộp thuế (bản sao).
- Bản đồ sơ lược lân cận nhà ở, nơi làm việc.
- Tờ chứng nhận quốc tịch, giấy tờ có thể chứng nhận không có quốc tịch hoặc sẽ mất quốc tịch hiện tại do nhập quốc tịch Nhật Bản.
- Giấy chứng nhận các mục ghi chép phiếu gốc đăng ký người nước ngoài – Chứng nhận bằng lái xe hơi.
- Các giấy tờ khác theo chỉ thị thêm từ Cục Pháp vụ.
Trong trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ hộ, cần thêm các giấy tờ sau:
- Thẻ cư trú.
- Giấy chứng minh pháp lý do cơ quan, tổ chức, chính phủ cấp
- Nộp hồ sơ tại Cục quản lý nhập quốc. Cần có người bảo lãnh và nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh. Nếu kết quả được cấp Vĩnh trú thì phải nộp 8000 yên.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khác như:
- Bằng tốt nghiệp.
- Giấy chứng nhận kỹ năng – Giấy chứng nhận có bằng cấp.
- Nếu là người kinh doanh: Giấy chứng nhận trong kinh doanh.
- Chứng nhận số dư tiết kiệm – Chứng nhận chứng khoán – Bản sao đăng ký bất động sản (giấy chứng nhận các mục đăng ký).
- Các giấy tờ khác theo chỉ thị thêm từ Cục Pháp vụ.
Nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp và không mất phí dù có được xét duyệt hay không
Trên đây là toàn bộ những giấy tờ, thủ tục cần chuẩn bị cho việc định cư Nhật lâu dài. Dù là định cư diện nào thì bạn cũng cần bạn cũng cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ hồ sơ, điều kiện, tài chính, tâm lý,… cho cuộc sống định cư ở Nhật. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ JapanViec ngay!